vien

Đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

/ Tin tức / Tin kinh tế / Một mặt hàng đặc sản của Việt Nam được Nhật Bản gom hàng gấp 3 lần trong tháng đầu năm: Châu Âu cực kỳ ưa chuộng, nước ta có năng suất đứng đầu thế giới

Một mặt hàng đặc sản của Việt Nam được Nhật Bản gom hàng gấp 3 lần trong tháng đầu năm: Châu Âu cực kỳ ưa chuộng, nước ta có năng suất đứng đầu thế giới

Đây là mặt hàng được người Nhật yêu thích và có giá ngày càng đắt đỏ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đạt 238.266 tấn với trị giá hơn 726 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và tăng 21,2% về trị giá so với tháng trước đó.  Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.095 USD/tấn, tăng 5% so với tháng trước đó.

Cà phê Việt Nam được các quốc gia châu Âu cực ưa chuộng, trong đó Đức là khách hàng lớn nhất trong nhiều năm liền. Cụ thể trong tháng đầu năm, nước ta xuất sang Đức 26.976 tấn cà phê và thu về hơn 79,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11%

Italy đứng thứ 2 với 22.915 tấn, trị giá đạt hơn 64,8 triệu USD, tỷ trọng đạt 9%.

Một mặt hàng đặc sản của Việt Nam được Nhật Bản gom hàng gấp 3 lần trong tháng đầu năm: Châu Âu cực kỳ ưa chuộng, nước ta có năng suất đứng đầu thế giới Mot mat hang cua Viet Nam duoc Nhat Ban gom hang gap 3 lan trong than

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đang ghi nhận mức tăng trưởng cao kỷ lục trong số các thị trường chủ đạo của Việt Nam. Cụ thể trong tháng 1, nước ta xuất sang Nhật Bản 16.430 tấn cà phê và thu về hơn 54,2 triệu USD, tăng 2,8 lần, tương đương 180% về lượng và tăng 264% – tương đương 3,6 lần về trị giá so với tháng 1/2023.

Một mặt hàng đặc sản của Việt Nam được Nhật Bản gom hàng gấp 3 lần trong tháng đầu năm: Châu Âu cực kỳ ưa chuộng, nước ta có năng suất đứng đầu thế giới Mot mat hang cua Viet Nam duoc Nhat Ban gom hang gap 3 lan

Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.302 USD/tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Nhật Bản là thị trường cà phê lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Đức, với các hình thức kinh doanh như cà phê chuỗi, cà phê lon và cửa hàng tiện lợi (CHTL) – Konbini.

Ở Nhật Bản, cà phê đã trở thành một trong những thức uống hàng ngày. Theo Hiệp hội Cà phê toàn Nhật Bản (AJCA), Nhật Bản đã tiêu thụ 423,71 triệu tấn cà phê vào năm 2021 và con số này đã tăng lên 432,87 triệu tấn vào năm 2022. Mỗi người Nhật hiện nay trung bình uống 11,5 tách cà phê mỗi tuần. Hạt cà phê của Nhật Bản hầu như được nhập khẩu từ các quốc gia như Colombia, Brazil, Việt Nam,…

Tại thị trường trong nước, theo khảo sát vào cuối tháng 2, giá cà phê tại thị trường trong nước đạt đỉnh lịch sử 30 năm qua khi vượt mốc 84.000 đồng/kg, tăng 70% so với cùng kỳ.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Brazil. Việt Nam được đánh giá là nước có năng suất cà phê cao nhất trên thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với Robusta và 1,4 tấn nhân/ha đối với Arabica. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) dự báo, năm 2024 tiếp tục có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu cà phê, kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt từ 4,5 – 5 tỷ USD. Đây sẽ là năm đạt kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Trước đó, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,62 triệu tấn cà phê, kim ngạch đạt hơn 4,24 tỷ USD, giảm 8,7% về lượng nhưng tăng 4,6% về kim ngạch so với năm 2022.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 đạt 171,4 triệu bao, trong khi tiêu thụ ở mức kỷ lục 169,5 triệu bao. Tồn kho cà phê thế giới dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua là 26,5 triệu bao. Theo đánh giá từ các chuyên gia, thế giới sẽ không thiếu hay gặp khó khăn đối với nguồn cung Arabica nhưng sẽ có khó khăn với Robusta.

(Theo Nhịp sống thị trường)