Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 10 vừa qua, Việt Nam xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD, tăng 29% về lượng và tăng 27,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, giá trị đạt gần 4,86 tỷ USD – mức cao kỷ lục. Lượng gạo xuất khẩu tăng 10,2% và giá trị tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng rất mạnh. Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, chỉ trong tháng 10/2024, giá trị nhập khẩu gạo của Việt Nam vọt lên 148 triệu USD, tăng 225%, tương đương gấp gần 3,3 lần so với tháng 10/2023.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nguồn cung gạo từ Ấn Độ tăng trở lại, đáp ứng nhu cầu gạo cấp thấp trong nước khi Việt Nam đang ưu tiên sản xuất gạo chất lượng cao.
Theo đó, gạo nhập khẩu về chủ yếu dùng loại gạo tấm có giá rẻ của Ấn Độ dùng để làm bánh, bún, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi… Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn nhập khẩu gạo từ Campuchia, Myanmar, Pakistan với giá thấp hơn so với giá gạo trong nước.
Đáng chú ý, Ấn Độ nới lỏng xuất khẩu đã khiến giá gạo thế giới giảm mạnh về mức thấp lịch sử nên các doanh nghiệp cũng tranh thủ đẩy mạnh nhập khẩu. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu gạo tháng 10 tăng đột biến.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay (6/11) không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 427 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 524 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 495 USD/tấn.
Sau khi Ấn Độ gỡ bỏ giá sàn xuất khẩu, giá gạo của các nước xuất khẩu đều giảm mạnh. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 524 USD/tấn, thì hàng cùng loại của Thái Lan, Pakistan cũng giảm lần lượt còn 486 USD/tấn và 461 USD/tấn.
Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ lập tức lao dốc chỉ còn 444 USD/tấn. Hiện, giá gạo 5% tấm của 4 quốc gia xuất khẩu top đầu thế giới là Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Pakistan đều thấp nhất trong vòng một năm qua.
Các loại gạo 25% và 100% tấm của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan cũng giảm mạnh và thấp hơn giá gạo cùng loại của Việt Nam từ 6-72 USD/tấn.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam phải tăng nhập khẩu gạo từ 2,6 triệu tấn lên 2,9 triệu tấn. Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Philippines, dự báo 4,7 triệu tấn và Indonesia 3,8 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao, đồng nghĩa với Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu gạo trong tương lai.
Các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng lúa gạo cho rằng, việc nhập khẩu gạo phục vụ chế biến là điều dễ hiểu trong hoạt động thương mại. Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, nguồn cung gạo trong nước hiện không còn nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm. Sản lượng lúa vụ hè thu giảm, trong khi vụ thu đông vốn có sản lượng thấp nhất trong năm sẽ không bù đắp được.
Việc mất mùa ở miền Bắc khiến 300.000ha lúa bị ảnh hưởng càng làm nguồn cung tiếp tục giảm, buộc doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hơn để cân đối nhu cầu cũng là nguyên nhân khiến lượng gạo được nhập về Việt Nam lớn trong năm nay.
Chuyên gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, nhu cầu gạo cấp thấp trong nước ngày càng lớn, trong khi Việt Nam đang theo đuổi chương trình cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao nên việc tìm nguồn hàng mới cũng là điều dễ hiểu.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Việt Nam vẫn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm và nhập khẩu gạo giá rẻ lên tới cả triệu tấn để đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường.
Việt Nam nhập khẩu gạo phục vụ chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế đã phục hồi, đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là, các cơ quan chức năng cần tiếp tục theo dõi và giám sát chặt việc nhập khẩu gạo, nhất là nguồn gốc xuất xứ của gạo được nhập khẩu để không ảnh hưởng đến gạo Việt xuất khẩu trên thị trường.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm nhẹ 50 đồng/kg.
Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.700 – 7.300 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.300 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg, Lúa OM 5451 ở mức 7.400 – 7.600 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 8.100 đồng/kg; OM 380 dao động 7.000 – 7.200 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 – 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường lúa, ghi nhận tại Hậu Giang, Kiên Giang giao dịch lúa khô chậm, lượng giao dịch còn ít. Tại An Giang, lúa thu đông chào bán nhiều, nhu cầu mua chậm, lượng về ít.
Bên cạnh đó, thị trường nếp không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (tươi) 7.800 – 7.900 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (khô) 9.600 – 9.800 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua.
Trên thị trường gạo, ghi nhận tại các địa phương như Sóc Trăng, Đồng Tháp giao dịch bình ổn, kho mua chậm, ít gạo đẹp, giá gạo ổn định.
Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.450 – 10.550 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.450 – 12.550 đồng/kg giảm 50 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.800 – 9.500 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.300 – 9.500 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.800 – 6.900 đồng/kg.
(Theo Trangtraiviet.danviet.vn)
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 10 vừa qua, Việt Nam xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD, tăng 29% về lượng và tăng 27,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, giá trị đạt gần 4,86 tỷ USD – mức cao kỷ lục. Lượng gạo xuất khẩu tăng 10,2% và giá trị tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng rất mạnh. Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, chỉ trong tháng 10/2024, giá trị nhập khẩu gạo của Việt Nam vọt lên 148 triệu USD, tăng 225%, tương đương gấp gần 3,3 lần so với tháng 10/2023.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nguồn cung gạo từ Ấn Độ tăng trở lại, đáp ứng nhu cầu gạo cấp thấp trong nước khi Việt Nam đang ưu tiên sản xuất gạo chất lượng cao.
Theo đó, gạo nhập khẩu về chủ yếu dùng loại gạo tấm có giá rẻ của Ấn Độ dùng để làm bánh, bún, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi… Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn nhập khẩu gạo từ Campuchia, Myanmar, Pakistan với giá thấp hơn so với giá gạo trong nước.
Đáng chú ý, Ấn Độ nới lỏng xuất khẩu đã khiến giá gạo thế giới giảm mạnh về mức thấp lịch sử nên các doanh nghiệp cũng tranh thủ đẩy mạnh nhập khẩu. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu gạo tháng 10 tăng đột biến.