vien

Đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

/ Tin tức / Tin kinh tế / Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Việc điều chỉnh sản xuất và thích ứng với các yêu cầu mới là yếu tố then chốt để Việt Nam duy trì vị thế hàng đầu trên thị trường quốc tế của ngành hồ tiêu và gia vị.

Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam 1420240219182122

Ngày 25/11, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên Nhóm đối tác công tư (PPP) về phát triển bền vững hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 115.000 ha diện tích hồ tiêu, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu vào năm 2023, ngành đã khẳng định vị thế quan trọng của mình, đặc biệt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông.

Trong 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 219.000 tấn hồ tiêu và c gia vị. So với cùng kỳ năm trước lượng xuất khẩu giảm 1,9% nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 48% nhờ giá tăng

Nhóm công tác Đối tác công – tư (PPP) về hồ tiêu và gia vị tiền thân là nhóm PPP về hồ tiêu, được thành lập vào năm 2015. Nhóm được đồng chủ trì bởi Cục Bảo vệ thực vật, Cục Lâm nghiệp, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) và IDH Việt Nam.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mục tiêu chiến lược của Nhóm PPP về ngành hồ tiêu và gia vị đến năm 2025 là 70% hồ tiêu Việt Nam đạt yêu cầu dư lượng MRL; 25% nông dân sản xuất hồ tiêu tăng 20% thu nhập; 25.000 nông đân được tập huấn, tiếp cận dịch vụ nông nghiệp; 75.000 tấn hồ tiêu được sản xuất bền vững.

Đánh giá về những kết quả đạt được của nhóm đối tác, bà Phan Thị Vân, Giám đốc Chương trình, Tổ chức IDH cho biết, nhóm đã góp phần phải cải thiện hệ thống chính sách, nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách có trách nhiệm và hiệu quả, đồng thời cũng đã thúc đẩy liên kết giữa sản xuất và thị trường, tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các nhà mua hàng.

Đặc biệt sự tham gia của các đối tác quốc tế như Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA) và Hiệp hội Thương mại gia vị Hoa Kỳ (ASTA) và Sáng kiến Gia vị bền vững (SSI) đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và thương mại ngành hồ tiêu bền vững ở Việt Nam.

Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam ho tieu20241125164446

Theo bà Vân, trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng khắt khe với những yêu cầu nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng và giảm phát thải khí nhà kính, ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam cần chủ động nắm bắt các lợi thế về sản xuất, chế biến và thương mại.

Bà Vân khẳng định, việc điều chỉnh chiến lược và thích ứng với các yêu cầu mới là yếu tố then chốt để Việt Nam duy trì vị thế hàng đầu trên thị trường quốc tế của ngành. Trong năm 2025, IDH sẽ tiếp tục đồng hành với các đối tác công tư, hỗ trợ nhóm PPP hoàn thành các chỉ tiêu trong giai đoạn hiện tại, đồng thời xây dựng kế hoạch, chiến lược cho giai đoạn năm 2026 – 2030.

“Sự phối hợp và quyết tâm của tất cả các bên sẽ góp phần phát triển ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam theo hướng bền vững nhất, nâng cao giá trị thương mại và đáp ứng được các yêu cầu từ thị trường toàn cầu” – bà Vân khẳng định.

Từ góc độ hiệp hội, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA chỉ ra những cơ hội của ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam với vai trò trọng tâm của người nông dân.

Cụ thể, nông dân ngày càng có nhận thức rõ hơn về việc sử dụng các chế phẩm sinh học và thực hiện các biện pháp bền vững. Đồng thời, giá hồ tiêu đang tăng cũng khuyến khích nông dân quan tâm, chăm sóc vườn tiêu tốt hơn.

Đặc biệt, do giá các loại cây trồng cạnh tranh khác đang tốt nên nông dân không mở rộng diện tích hồ tiêu một cách ồ ạt như các năm trước.

Mới đây, VPSA đã góp ý, hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn quốc gia hạt tiêu Việt Nam; xây dựng và hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển bền vững ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam giai đoạn 2024-2026.

Hiệp hội cũng thúc đẩy liên kết chuỗi giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tăng cường hiệu quả và sự minh bạch trong chuỗi cung ứng để mở rộng thị phần xuất khẩu tại các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ và EU.

(Theo Haiquanonline.com.vn)