vien

Đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

/ Tin tức / Tin kinh tế / Thị trường có dấu hiệu xả hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm 3 tháng liên tiếp

Thị trường có dấu hiệu xả hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu hồ tiêu giảm liền 3 tháng, kể từ tháng 7 đến tháng 9/2022, tương đương 18% nhưng kim ngạch lại tăng. Có được kết quả này là nhờ giá hồ tiêu xuất khẩu tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong bối cảnh khối lượng hồ tiêu xuất khẩu giảm và thị trường hồ tiêu đang có dấu hiệu xả hàng nhằm thu hồi vốn phục vụ cho sản xuất vụ mùa mới, giá hồ tiêu trong nước đang giảm mạnh và xuống ngưỡng trên dưới 60.000 đồng/kg.

Ngày 18/10, giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên giao dịch từ 59.500 – 62.000 đồng/kg. Trong đó, Gia Lai có mức giá thấp nhất với 59.500 đồng/kg, so với ngày 30/9/2022 (60.500 đồng/kg) giảm 1000 đồng/kg; tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có giá cao nhất 62.000 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg so với ngày 30/9 (63.500 đồng/kg).

Thị trường có dấu hiệu xả hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm 3 tháng liên tiếp khoi luong ho tieu xuat khau giam lien trong 3 thang nhung kim ngach khong giam 20221018165821 87019

Xuất khẩu hồ tiêu tháng 9 thấp nhất kể từ tháng 12/2018

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm tháng thứ 3 liên tiếp, chỉ đạt 13,86 nghìn tấn, trị giá 56,83 triệu USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 25,3% về trị giá so với tháng 8/2022; so với tháng 9/2021 giảm 9,1% về lượng và giảm 7,7% về trị giá.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, kể từ tháng 12/2018 đến tháng 9/2022, thì khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trong tháng 9 là đạt mức thấp nhất.

Do vậy, tính chung khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm cũng chỉ đạt 174,53 nghìn tấn, trị giá 770,44 triệu USD, giảm 18% về lượng, nhưng tăng 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 9/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.099 USD/tấn, tăng 0,7% so với tháng 8/2022 và tăng 1,5% so với tháng 9/2021.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.414 USD/tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Top 10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu trong 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt là: Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Đức, Anh, Ấn Độ, Hà Lan, Hàn Quốc, Phillipines, Nga, Thái Lan.

So với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Anh giảm, nhưng xuất khẩu sang Ấn Độ, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippines, Nga, Thái Lan tăng.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 9 tháng đầu năm nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên so cùng kỳ năm ngoái lượng nhập khẩu của Mỹ giảm 12,4% đạt 41.163 tấn, tính chung cả khu vực châu Mỹ nhập khẩu giảm 12,3%.

Nhập khẩu khu vực châu Âu giảm 12,5%, trong đó Đức giảm 13,7% đạt 7.965 tấn; Hà Lan giảm 8,8% đạt 6.549 tấn; Ireland đạt 4.194 tấn tăng 11%; Anh 4.105 tấn giảm 9,7%; trong khi đó xuất khẩu sang Nga giảm nhẹ 3,3%.

Xuất khẩu sang châu Á giảm 22,5%, trong đó 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khu vực châu Á là UAE giảm 1,8% đạt 13.336 tấn, nhưng Ấn Độ tăng 3% đạt 11.332 tấn. Tại Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực giảm mạnh nhất, giảm 67,8% so cùng kỳ năm ngoái, và giảm mạnh ở Pakistan do vấn đề thanh toán, nhưng xuất khẩu sang thị trường Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông lại tăng mạnh.

Thị trường khu vực châu Phi cũng ghi nhận sự sụt giảm khi 9 tháng xuất khẩu giảm 19%, trong đó xuất khẩu sang Ai Cập giảm 50,4% đạt 2.332 tấn. Xuất khẩu sang Nam Phi và Gambia cũng giảm trong khi sang Senegal và Algeria tăng.

Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Mỹ: 3.932 tấn, Đức: 3.324 tấn, Hà Lan: 2.393 tấn, Thái Lan: 1.688 tấn, UAE: 1.413 tấn…

Tăng nhập khẩu hồ tiêu để duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu

Vẫn theo VPA, ở chiều ngược lại, nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam từ tháng 1 đến hết tháng 9/2022 đạt 29.625 tấn, trong đó tiêu đen đạt 25.940 tấn, tiêu trắng đạt 3.685 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 42,5% tương đương 8.835 tấn.

Theo đó, công ty Olam tiếp tục là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất 9 tháng đầu năm nay, với khối lượng hồ tiêu nhập khẩu đạt 8.685 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ năm ngoái giảm 8,3%.

Trong khi đó nhập khẩu của Công ty Cổ phần tập đoàn Trân Châu tăng 508,2%, đạt 3.424 tấn. Nhập khẩu cũng tăng ở các công ty KSS, Liên Thành và Haprosimex JSC, nhập khẩu giảm ở Gia vị Sơn Hà, Nedspice, Harris Freeman…

Cambodia, Brazil và Indonesia tiếp tục là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, đạt 25.520 tấn chiếm 86,1% tổng lượng nhập khẩu, trong đó nhập khẩu từ Cambodia đạt 12.616 tấn, tăng 135,6%, Brazil đạt 7.717 tấn, tăng 37,3%, Indonesia đạt 5.187 tấn, giảm 30,3%.

Theo VPA, niên vụ hồ tiêu 2020 – 2021, cả nước bị mất mùa nên sản lượng chỉ đạt khoảng 195.000 tấn, và vụ tiêu năm này lại tiếp tục mất mùa và năng suất giảm từ 10% – 15%, tương đương 20.000 tấn, ước sản lượng đạt từ 165.000 tấn – 175.000 tấn.

Trong 9 tháng đầu năm cả nước đã xuất khẩu được 174,53 nghìn tấn, tương đương sản lượng sản xuất trong nước, để có đủ nguồn nguyên liệu duy trì hoạt động chế biến, xuất khẩu buộc doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu. Đó cũng là nguyên nhân khối lượng hồ tiêu nhập khẩu trong thời gian qua tăng so với cùng kỳ và là yếu tố giúp Việt Nam duy trì là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.

(Theo Nhipsongkinhdoanh.vn)