vien

Đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

/ Tin tức / Tin kinh tế / Doanh nghiệp xuất khẩu sang Algeria cần lưu ý chọn phương thức thanh toán an toàn

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Algeria cần lưu ý chọn phương thức thanh toán an toàn

Algeria được nhận định là thị trường tiềm năng của Việt Nam do cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính bổ sung cho nhau.

Thu hơn 83 triệu USD từ xuất khẩu cà phê sang Algeria

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2023, thương mại song phương giữa Việt Nam và Algeria đạt 250 triệu USD; tăng hơn 60% so với năm 2022.

Các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Algeria bao gồm cà phê thô, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, hóa chất, sản phẩm sắt thép…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Algeria bột minh quyết (carobe powder), dược phẩm, quặng, giấy tái chế, sản phẩm cao su, thức ăn chăn nuôi, chân gà…

Trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 118 triệu USD sang thị trường Algeria. Trong đó, mặt hàng cà phê đạt trên 83 triệu USD, sản phẩm hoá chất trên 4 triệu USD, thuỷ sản trên 2 triệu USD…

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Algeria cần lưu ý chọn phương thức thanh toán an toàn 66d3ab0ee7553354b492b9b6 image crop 240901 xuat khau sang algeria high

Chọn phương thức thanh toán an toàn

Phương thức thanh toán luôn là lưu ý của các chuyên gia với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Algeria.

Thư L/C là phương thức thanh toán an toàn nhất cho các nhà xuất khẩu khi tổng số tiền trong hoá đơn được bảo chứng; nhưng gây tốn kém do phải ký quỹ, thanh toán chậm thực hiện hơn.

Phương thức thu kèm chứng từ qua ngân hàng D/P tuy linh hoạt hơn so với L/C song vẫn có rủi ro từ khả năng sửa chữa lại chứng từ hoá đơn. Cùng với đó là nguy cơ tăng chi phí phát sinh do hàng chậm. Dù vậy, đây cũng là phương thức nên dùng sau khi đã thiết lập được quan hệ thương mại lâu dài với đối tác.

Phương thức gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu là phương thức rẻ nhất. Phương thức này được thực hiện dựa trên quan hệ rất tin tưởng của hai bên, khi nhà xuất khẩu nắm rõ quy định của địa phương và nhà nhập khẩu. Đây cũng là phương thức có nhiều rủi ro cần lưu ý.

Tăng cường xúc tiến thương mại

Khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ cũng là trở ngại lớn cho doanh nghiệp hai nước khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Theo ông Hoàng Đức Nhuận – Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia, để thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Algeria cũng như các quốc gia trong khu vực, hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin thị trường và cơ hội kinh doanh, đầu tư; phối hợp trong việc xác minh đối tác kinh doanh và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa các doanh nghiệp hai bên.

Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế diễn ra ở mỗi nước như Việt Nam Expo, Vietnam Food Expo, Hội chợ quốc tế Algiers, Lễ hội cà phê ở Tunisia…

Bà Ester Misheng Mbidi – Chủ tịch Tập đoàn Credassus có trụ sở tại Bỉ cho biết, tập đoàn này đang có kế hoạch tổ chức đoàn doanh nghiệp châu Âu và châu Phi vào Việt Nam đầu năm 2025 để tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như các cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước.

(Theo Nongthonviet.com.vn)